Lớp Hình nhện Hệ_động_vật_Việt_Nam

Việt Nam cũng là quốc gia có sự phong phú và đa dạng của các động vật thuộc lớp Hình nhện (Anachida). Một cuộc khảo sát trên các ruộng khảo sát ở Cần Thơ còn phát hiện nhiều loài nhện bắt mồi thuộc lớp Arachnida, và một số loài thuộc lớp Chilopoda, lớp Diplopoda. Một số loài thuộc lớp hình nhện thường bắt gặp ở Việt Nam là:

Nhện

Các loài nhện ở Việt Nam không độc như nhiều đồng loại của chúng ở châu Phi hay Nam Mỹ. Vết đốt của nhện thường làm da phồng lên, đỏ và nhức. Đôi khi gây chóng mặt, sốt nhưng không đến nổi quá nguy hiểm. Ở Việt Nam, nhện còn được gọi là nhền nhện.

Một con nhện ở Việt Nam
  • Nhện Tarantula Việt Nam hay còn gọi là nhện hổ đất hay nhện hổ đất vàng có thể dài đến 15 cm (tỉnh cả chân), nặng khoảng 1 lạng. Trên toàn bộ vỏ ngoài của nhện tarantula Việt Nam đều có một lớp lông bao phủ, dù không rậm rạp bằng nhện tarantula châu Mỹ[145]. Có ở Lạng Sơn, Vĩnh Phúc. Nọc của nó rất độc, gây nguy hiểm cho người và gia súc, nhưng có thể sử dụng trong y dược để làm thuốc, ở Trung Quốc, nhiều người gọi loài nhện Ornithoctonus huwena là nhện săn chim hay nhện hổ đất, vì khác với nhện thông thường, nó rất hung hãn và có nọc độc. Nó sẵn sàng tấn công người và động vật lớn nếu bị đe dọa. Chúng còn được gọi là Nhện lông: thuộc họ nhện Theraphosidae, một trong những họ lớn của bộ nhện Araneae. Có con nhện độc khổng lồ ở thôn Lạc Thắng, xã Kỳ Lạc, huyện Kỳ Anh Chiều dài thân của con nhện khoảng 6 cm, rộng 3 cm, trọng lượng 6 gram, miệng rộng có hai răng cửa lớn, kích thước răng dài 10mm
  • Nhện hùm: một loài nhện độc khổng lồ sinh sống nhiều tại một số khu rừng ở miền Nam Việt Nam. Chúng được coi là Đặc sản của nam giới với nhận thức rằng sử dụng chúng có thể tăng cường khả năng tình dục.
  • Nhện cây: Loài nhện này có thân dài ngoằng, là một loài nhện trong họ Theridiidae. Với thân hình dài, xanh, giống như một nhánh cây nhỏ. Loài này chủ yếu được tìm thấy ở Ấn Độ, Đông Nam Á và Úc[146].
  • Pholcus bifidus thuộc họ Pholcidae phát hiện ở hang Tượng, khác biệt với tất cả loài khác thuộc chi Pholcus bởi có các mấu lồi trên chân kìm của con đực, các gai sinh dục dài và nhọn, hơi cong, hóa kitin cứng; cơ quan sinh dục cái nhô hẳn ra ngoài. Chúng có đời sống chuyên biệt trong môi trường hang động.
  • Pholcus caecus thuộc họ Pholcidae phát hiện ở động Thiên Đường có kích thước cơ thể rất nhỏ; không có mắt; xuất hiện đôi sừng cong và sắc nhọn ở mặt trên của giáp đầu ngực. Chúng có đời sống chuyên biệt trong môi trường hang động.
  • Khorata protumida thuộc họ Pholcidae phát hiện ở hang Bảy Tầng có các tấm la mel tạo hình vòm như tổ tò vò ở hàm dưới con đực; có 4 mấu lồi ở hàm trên; cửa ngoài bộ phận sinh dục cái hóa kitin cứng, nổi rõ thành bờ. Chúng có đời sống chuyên biệt trong môi trường hang động.
  • Nhện nhà là một loài nhện rất phổ biến trong các ngôi nhà, ìm thấy trong các tòa nhà, kho bãi, bờ tường, chúng sống nhiều và giăng tơ trong các ngôi nhà.
  • Nhện lông nhung hại nhãn vải (Eriophyes litchii): Nhện trưởng thành di chuyển và xâm nhập vào các chồi non mới nhú, sinh sống và đẻ trứng. Nhện lấy dinh dưỡng từ lá làm cho lá sinh trưởng phát triển kém, nhỏ và cong queo, có lớp lông nhung dày đặc ở mặt sau làm ảnh hưởng xấu đến khả năng quang hợp.

Bọ cạp

Một con bọ cạp Việt Nam

Ở Việt Nam có hai loài bọ cap phổ biến là bọ cạp đenbọ cạp nâu. Bọ cạp ở Việt Nam có độc tính không cao, vết chích của bọ cạp Việt Nam thường gây sưng, nóng, đỏ và đau nhức trong vòng 12 giờ, nhưng không gây chết người. Có khi nạn nhân chỉ cảm thấy hơi bị ngứa rát ở chỗ bị cắn nhưng liền sau đó có người bị chóng mặt, đổ mồ hôi, chảy nước mắt, nước mũi, buồn nôn, cứng chân tay, nặng hơn là co giật toàn thân, bị rối loạn nhịp tim.[147] Loại bọ cạp có màu đen, càng to và dài như càng cua, đuôi dài, có con đuôi to. Nếu bị bọ cạp lớn hơn ngón tay cái đốt, nọc độc sẽ rất mạnh, người lớn mất vài ngày mới khỏi. Riêng trẻ em khi bị bọ cạp đốt nên đưa đi bác sĩ để được khám chữa kịp thời[148]

Bọ cạp chúa (bọ cạp đen An Giang) ở vùng biên giới An Giang, núi Sam, là loài có đốt, thường sống dưới những hòn đá hoặc khe vách, chúng thường trú ẩn trong các tầng đá hoặc lớp đất xốp dưới lá cây mục. Ban đêm bò cạp bò rất nhanh và hung dữ, nhưng ban ngày thì nằm một chỗ, rất lành. Đầu và ngực bọ cạp vùng này ngắn, bụng dài, có nọc độc. Bò cạp chúa được đồn thổi là thần dược, ăn bọ cạp nướng ăn là sung dược tăng sức mạnh đàn ông. Trong Ðông y loài này được dùng làm thuốc trấn kinh, chữa trẻ em kinh phong, uốn ván, ngâm rượu uống chữa chứng đau nhức[149][150][151]

Rệp, bọ

  • Mạt hay Mạt nhà có kích thước rất nhỏ khoảng 1/4 mm,[152] mắt thường con người không thể nhìn thấy được, mạt nhà là tác nhân gây ra phần lớn trường hợp bị dị ứng, đặc biệt là dị ứng da như nổi mẫn đỏ, sưng tấy, ngứa ngáy...
  • Rệp (Cimicidae): Các loài này ký sinh trên người, động vật và một số loài ký sinh và gây hại cho cây trồng
    • Rệp giường là loài côn trùng đốt máu và gây phiền hà trong sinh hoạt hàng ngày. Trứng rệp thường được rệp trưởng thành đẻ vào cùng một chỗ ở khe tường, tủ, giường, phản, bàn, ghế có khi nó đẻ vào cả giấy, vải... Rệp đốt người gây cảm giác khó chịu, đặc biệt là mất ngủ vào ban đêm. Rệp có thể lưu giữ các mầm bệnh như dịch hạch, sốt phát ban, sốt hồi quy, tularemia, sốt Q, viêm gan B.
    • Rệp sáp (Pseudococcus sp): Sinh sống gây hại ở chùm quả, mặt dưới lá, cành tiêu và ngay cả ở dưới rễ. Chích hút nhựa làm chùm quả héo rụng non. Rệp sáp có loài kiến cộng sinh bằng cách kiến đen tha rệp từ nơi này sang nơi khác.
    • Rệp ngô hay Rệp cờ ngô: Rệp chủ yếu hại lá ngô. Khi ngô trỗ cờ, rệp chích hút dịch lá bao cờ, làm lá bạc trắng và bao phấn bị khô dẫn đến thiếu phấn. Rệp còn hại râu ngô làm râu bị khô không có khả năng thụ phấn[153]
  • Chấy hay chí là loại côn trùng ký sinh thường gặp, cư trú trên da và tóc của đầu người. Chúng sống bằng cách hút máu vật chủ người cũng như thú vật. Khi bị chấy ký sinh, vật chủ thường sinh ra ngứa ngáy, khó chịu và có thể phát sinh các loại nhiễm trùng da và gây rụng tóc. Chấy xuất hiện do điều kiện vệ sinh kém và lây từ người này sang người kia. Chấy có thể truyền các căn bệnh nguy hiểm như bệnh sốt phát ban, sốt hồi quy, sốt chiến hào.
  • Rận: Vết đốt của chúng không chỉ gây đau nhói, sưng hay dị ứng mà còn có thể gây cho người bệnh sốt mẩn đỏ.
  • Rận mu: Là loài ký sinh ở con người trên các vùng lông mu và tạo nên bệnh rận mu.
  • Ve bét hay Ve chó hay con bét: Vết đốt của chúng không chỉ gây đau nhói, sưng hay dị ứng mà còn có thể gây cho người bệnh sốt mẩn đỏ.
  • Bọ chét: Những vết đốt của chúng không chỉ gây đau nhói, sưng hay dị ứng mà còn có thể gây cho người bệnh sốt mẩn đỏ. Bọ chét chuột còn là vật trung gian truyền bệnh hạch.
  • Cái ghẻ (Sarcoptes scabiei var. Hominis): Thường được biết đến như là loài ve gây ngứa cho con người, loại ký sinh trùng được lây nhiễm qua đường tiếp xúc ngoài da. Các cái ghẻ đẻ trứng của chúng trên da người, gây ra phản ứng viêm và ngứa dữ dội. Bị ngứa, đau nhức, nỗi mụn nhỏ, tấy ngoài da. Cái ghẻ phổ biến ở Việt Nam vì lối sống mất vệ sinh của người dân.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Hệ_động_vật_Việt_Nam http://www.doisongphapluat.com/can-biet/giao-duc-h... http://www.triciaswaterdragon.com/vietnam.htm http://ngoisao.net/tin-tuc/thu-gian/an-choi/3-mon-... http://ngoisao.net/tin-tuc/thu-gian/an-choi/4-mon-... http://ngoisao.net/tin-tuc/thu-gian/an-choi/chong-... http://ngoisao.net/tin-tuc/thu-gian/an-choi/oc-vu-... http://ngoisao.net/tin-tuc/thu-gian/an-choi/so-co-... http://www.bannhanong.vietnetnam.net/home.php?cat_... http://vncreatures.net/all_events/new_60.php http://vncreatures.net/kqtracuu.php?ID=2006&tenloa...